Dưới đây là danh sách 10 nguyên nhân gây khô da phổ biến mà các chuyên gia da liễu hàng đầu tiết lộ, cùng với các giải pháp giúp làm dịu làn da khô ráp khó chịu.
1. Làm sạch quá nhiều
Làm sạch quá nhiều là lý do số 1 khiến làm da trở nên siêu khô. “Da có một hàng rào bảo vệ tự nhiên, bao gồm dầu, nước và một thứ gọi là ‘các yếu tố giữ ẩm tự nhiên'”, Lily Talakoub – bác sĩ da liễu tại Trung tâm Da liễu và Chăm sóc da McLean nói.
“Khi chúng ta làm sạch da bằng sữa rửa mặt, xà phòng hoặc sữa tắm, nó sẽ loại bỏ tất cả các chất dưỡng ẩm tốt cho da”. Đây là lý do tại sao cô ấy đề xuất sữa rửa mặt gốc dầu cho những bệnh nhân của mình đang đối phó với việc da khô và chỉ nên rửa mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ.
“Vào buổi sáng, làm sạch da dưới vòi hoa sen là đủ – không nên sử dụng lại chất tẩy rửa”, cô chia sẻ.
Theo Skincare Holic, bạn chỉ nên làm sạch da tối đa là hai lần mỗi ngày. Cũng có những ý kiến chỉ nên làm sạch da với sữa rửa mặt vào buổi tối như bác sĩ Lily Talakoub.
Ở đây không có ai đúng hoặc ai sai, mà bạn hãy lắng nghe làn da của mình. Thử rửa mặt 1-2 lần/ngày để xem da của bạn phù hợp với tần suất làm sạch nào hơn nhé!
2. Sử dụng nước tắm quá nóng
Bạn thích tắm nước nóng dưới vòi hoa sen thật lâu? Nhưng thật không may, làn da lại không thể chịu được nhiệt độ quá cao như vậy vì chúng có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ tự nhiên của nó. Chà, thật sai lầm khi nghi rằng nước càng nóng sẽ càng tốt.
Joshua Zeichner, giám đốc nghiên cứu mỹ phẩm và lâm sàng về da liễu tại Trung tâm Y tế Mount Sinai (Mỹ), cho biết: “Tiếp xúc quá nhiều với nước nóng có thể làm mất đi lớp dầu thiết yếu trên da, dẫn đến kích ứng và viêm”.
Vị bác sĩ da liễu này cũng khuyên bạn nên tắm trong khoảng thời gian ngắn (tối đa 10 phút) và vỗ nhẹ cho da khô hơn là chà xát để tránh làm da bị bong tróc nhiều hơn.
3. Dùng chất tẩy rửa làm ảnh hưởng đến độ pH tự nhiên của da
Khi nói đến độ pH của da, có thể bạn đã biết làn da của chúng ta ở độ pH có tính axit nhẹ. Tính axit này là một trong những cách giúp da của chúng ta được bảo vệ khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây hại từ môi trường.
Xà phòng truyền thống (ví dụ như xà phòng kiểu cũ) có độ pH kiềm và phá vỡ lớp màng bên ngoài bảo vệ độ ẩm của da.
Tiến sĩ Zeichner cho biết, tốt hơn hết bạn nên sử dụng chất tẩy rửa có độ pH cân bằng để phù hợp với độ pH hơi axit của da.
Một lựa chọn khác là tìm sữa rửa mặt có chất hoạt động bề mặt giúp loại bỏ bụi bẩn hiệu quả mà không làm tổn hại đến lớp màng bảo vệ da.
4. Tẩy tế bào chết nhiều hơn mức cần thiết
Tẩy tế bào chết chắc chắn là một bước quan trọng trong skincare routine, nhưng bạn có thể rất dễ lạm dụng nó. Các chuyên gia khuyên bạn nên duy trì tối đa hai lần một tuần và thậm chí ít hơn đối với những người sở hữu loại da khô.
Bác sĩ da liễu Talakoub cho biết: “Nếu bạn tẩy tế bào chết, điều quan trọng là phải bổ sung lượng dầu và độ ẩm đã mất trên da”.
5. Cần một loại kem dưỡng ẩm đặc hơn
Giống như việc đổi áo crop top và quần short thành quần legging và áo len khi mùa thu đến, điều quan trọng là bạn phải thay đổi chế độ chăm sóc da theo sự thay đổi của mùa trong năm.
Vào mùa đông, không khí có ít độ ẩm hơn, khiến nước trong da của bạn bốc hơi nhanh hơn so với những tháng mùa hè ẩm ướt. Điều này có nghĩa là bạn có nhiều khả năng da bị bong, nứt và bong tróc.
Đó là lý do tại sao bác sĩ Jerome Garden khuyên bạn nên chuyển các loại kem dưỡng ẩm nhẹ sang một loại kem dưỡng ẩm có kết cấu dày hơn, thậm chí là sản phẩm có chứa dầu nếu bạn sở hữu làn da khô ráp.
Đọc thêm bài viết: Cách chọn kem dưỡng ẩm cho từng loại da: Da dầu, khô, hỗn hợp, nhạy cảm
6. Thoa kem dưỡng ẩm không đúng lúc
Ngoài việc chọn đúng loại kem dưỡng ẩm, bạn cũng cần đảm bảo rằng mình đang thoa đúng cách để tránh khô da. Thoa kem dưỡng ẩm khi da vẫn còn ẩm là cách tốt nhất để đảm bảo kem hấp thụ đầy đủ.
Bác sĩ Jerome Garden nói: “Sau khi tắm, lau khô da bằng khăn và sau đó thoa kem dưỡng ẩm để khóa độ ẩm đó. Thực hiện tương tự mỗi lần bạn rửa tay trong ngày. Nếu bạn đợi cho đến khi da khô hoàn toàn (giả sử hơn năm phút sau khi rửa), bạn sẽ bỏ qua thời điểm vàng để khóa độ ẩm”.
7. Dùng một số loại thuốc có thể gây khô da
Nhiều loại thuốc – cả thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn – đều có tác dụng phụ là khô da.
Một số loại thuốc làm khô da như một phần đi kèm tác dụng của chúng, chẳng hạn như thuốc trị mụn trứng cá như benzoyl peroxide hoặc retinoids.
Các loại thuốc khác được sử dụng cho các tình trạng như huyết áp cao cũng có thể làm khô da của bạn. Ví dụ, hóa trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến da (cả móng tay và tóc nữa).
Nếu bạn không chắc chắn về một loại thuốc nào đó mà mình đang dùng, hãy nhờ bác sĩ đưa ra lời khuyên để điều trị tác dụng phụ gây khô da này.
8. Bị bệnh gây khô da
Bệnh chàm và bệnh vẩy nến là những bệnh lý về da có thể dẫn đến tình trạng da siêu khô. Ngoài ra, các bệnh khác như bệnh tuyến giáp và bệnh tiểu đường được biết là làm khô da.
Điều quan trọng là phải làm việc với bác sĩ để điều trị nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khô da. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho da nhạy cảm, vì một số thành phần như glycolic axit, salicylic acid và retinol được biết là nguyên nhân gây tình trạng tiêu cực cho da.
9. Khô da do di truyền
Một số người được sinh ra với làn da khô do di truyền, khiến da của họ dễ bị bong tróc hơn người bình thường.
Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều đột biến trong các protein thiết yếu đóng vai trò hình thành hàng rào bảo vệ da. Những đột biến này khiến làn da khô tự nhiên.
Đối với những người có khuynh hướng da khô di truyền, nên thoa kem dưỡng ẩm nặng có ceramide, một loại protein giữ ẩm dễ bị mất trên da.
10. Không bảo vệ da trước thời tiết lạnh
Ở đây chúng tôi không cố gắng nhắc nhở để trở thành mẹ của bạn, nhưng bạn thực sự nên có thói quen đeo găng tay hay đeo khẩu trang khi ra ngoài vào mùa đông.
Không phải vì cái lạnh làm bạn bị ốm đâu, mà vì không khí lạnh làm trầm trọng thêm tình trạng khô da. Da mặt và bàn tay có thể dễ bị khô vì chúng thường không được bảo vệ kỹ càng bởi quần áo, không giống như phần còn lại trên cơ thể bạn.
Điều tồi tệ là da khô dễ nứt nẻ hơn, có thể gây khó chịu và dẫn đến chảy máu (các vết cắt hở là cơ hội cho sự nhiễm trùng). Giữ cho da mềm mại với sản phẩm dưỡng ẩm tốt sẽ giúp da ít bị nứt nẻ hơn.
- Đọc thêm bài viết về chủ đề da khô: